Vai trò của trang sức với tầng lớp xã hội ngày xưa
Từ xa xưa, vai trò của trang sức không chỉ đơn thuần là vật trang trí, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam, thể hiện vị thế, đẳng cấp và bản sắc văn hóa của người sở hữu. Mỗi món trang sức đều mang trong mình câu chuyện riêng về nguồn gốc, chất liệu và cách chế tác, góp phần phản ánh bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Vai trò của trang sức trong vị thế xã hội
Với các tầng lớp trong xã hội và cả thế giới từ ngày xưa cho đến nay thì trang sức thể hiện sự đẳng cấp, địa vị và vị thế của người sở hữu và những giá trị khác bên trong ngoài giá trị tài chính.
Chất liệu, kiểu dáng và độ tinh xảo của trang sức là thước đo cho đẳng cấp và địa vị của mỗi cá nhân.
Vua chúa: Sử dụng trang sức làm từ vàng, bạc, ngọc trai, đá quý với kiểu dáng cầu kỳ, chạm trổ tinh xảo, thể hiện uy quyền và sự sang trọng. Ví dụ như chiếc vương miện, hoa tai, vòng cổ,… được làm từ vàng ròng, nạm ngọc trai, đá quý lấp lánh.
– Quan lại: Ưa chuộng trang sức bằng vàng, bạc, đá quý nhưng với kiểu dáng đơn giản hơn so với vua chúa, thể hiện địa vị và sự thanh lịch. Ví dụ như nhẫn vàng, vòng tay bạc, dây chuyền ngọc trai,…
– Trung lưu: ưa chuộng trang sức bằng bạc, đồng, đá bán quý với kiểu dáng thanh lịch, tinh tế, thể hiện sự tao nhã và gu thẩm mỹ. Ví dụ như vòng tay bạc chạm khắc hoa văn, hoa tai bằng đá bán quý,…
– Bình dân: Thậm chí như ở thời Nguyễn, dân thường không được sử dụng trang sức. Thông thường các trang sức của dân thường được chế tác bằng gỗ, tre, vỏ ốc,… với kiểu dáng đơn giản, mộc mạc, thể hiện sự giản dị và gần gũi với thiên nhiên. Ví dụ như vòng cổ bằng gỗ mun, vòng tay bằng tre,…
Vai trò của trang sức trong văn hóa và tín ngưỡng
Trang sức gắn liền với đời sống tâm linh, mang ý nghĩa bảo vệ, cầu may mắn, thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh. Ví dụ như 1 số trang sức chăm-pa được chế tác về các vị thần, nhà vua chỉ được sử dụng khi làm những đại lễ về tôn giáo vì họ quan niệm rằng vua chính là Vương Thần (Quyền Thần ~ Các vị thần bằng xác thịt)
Công cụ giao tiếp và thể hiện bản thân
Trang sức không chỉ thể hiện vị thế và niềm tin văn hóa mà còn là công cụ giao tiếp và thể hiện bản thân của mỗi cá nhân. Thông qua kiểu dáng, chất liệu trang sức phản ánh tính cách, sở thích, gu thẩm mỹ và cá tính của người sở hữu. Phụ kiện đi kèm tạo điểm nhấn, hoàn thiện phong cách cá nhân.
– Trang sức thanh lịch: Thể hiện sự sang trọng, quý phái. Ví dụ như bộ trang sức ngọc trai, bộ trang sức kim cương,…
– Trang sức cá tính: Thể hiện sự mạnh mẽ, độc đáo. Ví dụ như vòng tay da, vòng cổ choker,…
Trang sức vintage: Thể hiện sự hoài cổ, lãng mạn. Ví dụ như trang sức bạc cổ, trang sức có họa tiết hoa văn xưa cũ,…
Có thể thấy rằng trang sức đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội từ ngày xưa cho đến nay. Đó là cách để thể hiện vị thế, đẳng cấp, sự phân tầng trong xã hội, niềm tin văn hóa, tâm linh và là công cụ giao tiếp, thể hiện bản thân.