Kỹ thuật chế tác và giá trị của trang sức tại bảo tàng trang sức dân tộc Đỗ Hùng
Việt Nam là nơi mà có 1 “đặc sản” chính là 54 dân tộc anh em cùng chung sống mặc dù dân số chỉ có khoảng 97 triệu người nếu so với dân số hàng tỷ của Trung Quốc và số lượng dân tộc của họ lên tới 55 dân tộc, có thể thấy rằng điều này tạo thành cho mảnh đất chữ S một bức tranh văn hóa đa sắc màu với những bản sắc riêng biệt. Trong đó, trang sức đóng vai trò quan trọng, không chỉ là vật trang trí mà còn là biểu tượng cho vị thế xã hội, niềm tin văn hóa và là sản phẩm nghệ thuật tinh hoa của mỗi dân tộc. Bảo tàng trang sức dân tộc ra đời để gìn giữ giá trị và bản sắc dân tộc.
Kỹ thuật chế tác trang sức được trưng bày tại bảo tàng trang sức Đỗ Hùng
Mỗi dân tộc có sắc thái riêng, tiếng nói riêng nhưng cội nguồn chung là việt nam này. Cấu trúc dân tộc Việt Nam rất thú vị. Đó là 1 bức tranh đa sắc màu mà ko dễ gì nước khác có được. Và mỗi dân tộc sở hữu những kỹ thuật chế tác trang sức độc đáo, được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Ví dụ những hiện vật trang sức của dân tộc tây bắc với kỹ thuật chế tác siêu đẳng thậm chí mặc dù chất liệu chỉ là bạc, hợp kim bạc, hợp kim đồng. Đây là minh chứng cho sự sáng tạo và tinh hoa nghệ thuật của mỗi dân tộc. Và bảo tàng trang sức Đỗ Hùng là nơi cất giữ hết thảy những trang sức vô giá, mang đậm bản sắc dân tộc như thế này.
– Kỹ thuật đúc: Phổ biến nhất là đúc khuôn đất nung, sau đó gia công, chạm trổ hoa văn tinh xảo. Ví dụ như trang sức của người Mường sử dụng kỹ thuật đúc bạc để tạo ra những hoa văn hoa lá tinh tế
– Kỹ thuật rèn: Dùng búa rèn kim loại thành các hình dạng mong muốn, tạo độ cứng và độ bóng cho trang sức. Ví dụ như trang sức của người Tày sử dụng kỹ thuật rèn đồng để tạo ra những vòng tay, vòng cổ độc đáo.
– Kỹ thuật chạm, khắc: Tạo hoa văn, họa tiết trên bề mặt trang sức, thể hiện nét đẹp tinh tế và sự cầu kỳ. Ví dụ như trang sức của người Chăm sử dụng kỹ thuật chạm khắc trên đá quý để tạo ra những mặt dây chuyền, hoa tai tinh xảo.
– Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên: Gỗ, tre, mây được đan lát, kết hợp với các chất liệu khác tạo nên những món trang sức độc đáo, gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống lao động. Ví dụ như trang sức của người Dao sử dụng gỗ, tre để tạo ra những vòng cổ, vòng tay đơn giản nhưng mang đậm dấu ấn văn hóa.
Giá trị nghệ thuật tinh hoa tại bảo tàng trang sức Đỗ Hùng
Tất cả các tầng lớp trong xã hội và cả thế giới này thì trang sức thể hiện cái đẳng cấp xã hội và vị thế của người sở hữu và những giá trị khác bên trong ngoài giá trị tài chính. Vậy nên trang sức của 54 dân tộc Việt Nam không chỉ đẹp về hình thức mà còn mang giá trị nghệ thuật sâu sắc. Bảo tàng trang sức Đỗ Hùng tự hào gìn giữ những giá trị này. Mỗi món trang sức đều là kết tinh của sự sáng tạo, tỉ mỉ và tâm huyết của người nghệ nhân, thể hiện qua:
– Họa tiết, hoa văn: Mang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng và phản ánh đời sống văn hóa của mỗi dân tộc. Ví dụ như hoa văn rồng phượng tượng trưng cho quyền lực, hoa văn hoa lá thể hiện sự sung túc, hoa văn hình học thể hiện sự hài hòa, cân bằng,…
– Chất liệu: Chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, đá quý được sử dụng để thể hiện vị thế xã hội, trong khi chất liệu bình dân như gỗ, tre, mây thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống lao động.
– Màu sắc: Màu sắc trang sức thường có ý nghĩa tượng trưng, ví dụ như màu đỏ tượng trưng cho may mắn, tài lộc, màu xanh tượng trưng cho hy vọng, sức khỏe,…
Điều này cho thấy, trang sức của 54 dân tộc Việt Nam có giá trị nghệ thuật và văn hóa độc đáo riêng, không bị phai mờ bởi xu hướng hiện đại. Đây là điểm đặc biệt và cần được trân trọng gìn giữ và bảo tàng trang sức Đỗ Hùng cam kết đã và đang thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó.