CẤU TRÚC CHỦ QUẢN CÔNG TY KIM CỔ SINCE 2010
HỆ THỐNG BẢO TÀNG CỔ VẬT (TƯ NHÂN) ĐỖ HÙNG
Đang Hoạt động
DỰ KIẾN HOÀN TẤT TRONG 5 NĂM
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐỖ HÙNG
TRƯỞNG NHÓM NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
BẢO TÀNG CỔ VẬT TƯ NHÂN ĐỖ HÙNG
THÀNH VIÊN BAN CHẤP HÀNH HỘI DI SẢN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2010
HIỆN LÀ CHỦ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ
ÁN KHÁC VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ – TÀI CHÍNH.
BAN TƯ VẤN
TIẾN SĨ PHAN THANH HẢI
– Giám đốc Sở Văn hóa Huế ( Nguyên Giám Đốc trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế với thâm niên cộng tác hơn 20 năm )
Chủ tịch đỗ hùng
Chuyên gia thâm niên hơn 30 năm nghiên cứu sưu tầm cổ vật.
tiến sĩ ba trung phụ
– Nguyên chuyên gia tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia HCM với thâm niêm công tác hơn 30 năm , giảng viên thỉnh giảng tại các đại học tại TP.HCM , từng thuyết giản tại Mỹ.
THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP UNE – SCO,DO TỔ CHỨC ,GIÁO DỤC, KHOA HỌC ,VĂN HÓA CỦA LIÊN HIỆP QUỐC
(UNESCO)TẶNG NGÀY 20/10/2015.
CHỨNG NHẬN ĐÃT ÍCH CỰC ĐÓNG GÓP
THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN
THỨ 5 CỦA LIÊN HIỆP QUỐC UNESCO
VIỆT NAM TẶNG NGÀY 26/10/2015.
GIẤY KHEN TỪ ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH TẶNG NGÁY 12/08/2011
BẰNG KHEN CỬA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TP. HỒ CHÍ MINH
TẶNG NGÀY 11/01/2011
SỨ MỆNH
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của di sản văn hóa tinh hoa dân tộc
Bảo tồn, gìn giữ và phát
huy các giá trị di sản tinh
hoa dân tộc
Đóng góp thêm sản phẩm
mới cho du lịch Việt Nam
tầm nhìn
* Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, đang còn nghèo sản phẩm du lịch văn hóa di sản, tinh hoa bản địa, bản sắc cho du khách Việt Nam và quốc tế khám phá.
* Tài nguyên lợi thế du lịch văn hóa di sản của quốc gia có tinh hoa lịch sử mấy ngàn năm, kho tàng này dường như dần mai một, chưa phát huy giá trị khai thác đúng mức.
TỔ CHỨC SỰ KIỆNCHUYÊN ĐỀ THƯỜNG NIÊN
(CÓ HỘI THẢO VỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC – CHUYÊN GIA)
Với hàng ngàn hiện vật tại hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng – Hoàng cung triều Nguyễn và Trang sức 54 dân tộc hiện đang trưng bày. Tuy nhiên hệ thống bảo tàng chúng tôi vẫn còn lưu lại kho cổ vật với số lượng lớn và quý hiếm đủ để làm sự kiện đến vài năm, mỗi sự kiện cách nhau đến 2 tháng/lần, dự kiến một năm tổ chức đến 6 sự kiện.
Bên cạnh việc PR, marketing, quảng bá truyền thông, hệ thống bảo tàng chúng tôi còn đem lại cho công chúng “khẩu vị mới”, tạo ấn tượng mạnh cho du khách trong nước và quốc tế sẽ quay lại hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng lần 2, lần 3…Theo phương pháp “bảo tàng sống” mà các bảo tàng Mỹ, Châu Âu đang làm, không những đem lại “khẩu vị mới”, tạo ấn tượng cho du khách mà còn gây tiếng vang đến giới khảo cổ, bảo tàng, các nhà khoa học thế giới biết đến tinh hoa, văn vật Việt Nam.
Hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng xin giới thiệu điển hình một vài chuyên đề sắp ra mắt (Chuyên đề có thể thay đổi khi cần thiết):
CHUYÊN ĐỀ 1: “HOÀNG CUNG GẤM VÓC LỤA LÀ” .Với hơn 50 trang phục cổ vật triều Nguyễn gồm có:
Đại triều phục: Loại áo tay rộng với hoa văn long – lân – qui – phụng, còn gọi là tứ linh bào, mặc trong các đại lễ của triều đình.
Áo bổ tử (còn gọi là áo chầu): Loại áo diện kiến làm việc, trình tấu, chầu Hoàng Đế
Áo tay chẽn: Loại áo phổ thông làm việc trong cung điện (không dùng để diện kiến vua)
Theo “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” (viện sử học) thời Nguyễn quy định rất nghiêm khắc quan lại cấp nào, mặc màu gì, đội mão gì, hài gì. Về áo bổ tử khi diện kiến hoàng đế thêu con gì để phân biệt ban văn, ban võ, chức vụ gì, việc gì, nếu dùng sai quy định tội sẽ rất nặng.
CHUYÊN ĐỀ 2: ÁO CỦA “RỒNG”. Các loại trang phục dành cho hoàng đế, hoàng thái hậu, hoàng thái tử, hoàng tử, công chúa…Hiện vật chất liệu gấm, lụa, nhung, thượng hạn được xem là siêu hiếm, chủ yếu được đấu giá từ nước ngoài.
CHUYÊN ĐỀ 3: Trang sức Óc Eo với hơn 100 hiện vật có niên đại từ thế kỷ I – thế kỷ VII sau Công nguyên. Di chỉ nay do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malle phát hiện khai quật vào năm 1944 và đặt tên là văn hóa Óc Eo, hiện nền văn hóa này đã biến mất từ thế kỷ VII sau Công nguyên nên trang sức Óc Eo thuộc hàng cổ vật “siêu hiếm” sẽ ra mắt công chúng hơn 20 năm cất giữ.
Và rất nhiều chuyên bộ sưu tập quý giá như tương tự 3 chuyên đề trên sẽ lần lượt theo thời gian ra mắt công chúng.
Tâm niệm chủ tịch
hình ảnh hoạt động
TIẾN SĨ – GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA HUẾ (NGUYÊN GIÁM
ĐỐC TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ)
ÔNG TRẦN ĐÌNH SƠN – CHUYÊN, GIA NHÀ NGHIÊN CỨU
TRIỀU NGUYỄN (HƠN 50 NĂM)
QUAN KHÁCH ĐẠI BIỂU VỚI HƠN 40 BÁO ĐÀI
Công nghệ thuyết minh
1. Thuyết minh truyền thống (tiếng Việt – tiếng Anh)
2. Công nghệ QR code: quét mã để đọc các thuyết minh về cổ vật một cách sống động, tương tác trực tiếp với điện thoại của khách.
3. Ứng dụng công nghệ AI (đang triển khai)
dịch vụ và chính sách miễn giãm
* CÓ CHIẾT KHẤU ĐẶC BIỆT CHO TOUR
– ĐOÀN – TRƯỜNG HỌC – KHÁCH SẠN
Miễn phí cho trẻ em dưới 1m và thương binh , người tàn tật.
chính sách bán hàng
VUI LÒNG LIÊN HỆ
HỌ TÊN: ĐỖ THỊ THU TRANG
PHONE : 0975 326 805
EMAIL : [email protected]
giới thiệu về bảo tàng triều nguyễn
Tọa lạc tại tòa nhà 68 Nguyễn Huệ, quận 1 (phố đi bộ), BẢO TÀNG CỔ VẬT HOÀNG CUNG TRIỀU NGUYỄN thuộc Hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng.
Khai trương vào ngày 6/6/2024 vừa qua tại trung tâm phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bảo tàng cổ vật Hoàng cung triều Nguyễn (thuộc Hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng) là địa chỉ thứ 2 sau Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (miền Trung Việt Nam). Quý khách vẫn trải nghiệm được không gian cung đình hoài cổ với những hiện vật gốc tại trung tâm đắc địa của TP.HCM mà không phải đi xa hàng ngàn kilomet. Quí khách sẽ được hồi tưởng, nội tâm dẫn dắt cảm xúc khi quay ngược thời gian để như sống lại trong cung điện triều Nguyễn với ngữ cảnh với các
hiện vật, vật dụng – trang phục, nghệ thuật, thú vui xa hoa, mỹ lệ trong cung đình cùng các chất liệu ngọc, ngà, vàng, bạc, sứ, lụa là, gấm vóc và nội thất dát vàng…Mỗi hiện vật được được ví như một diễn viên với vai trò kể chuyện hoài cổ, chứa đựng ẩn tàng các giai thoại về quá khứ vàng son của chúng được “sinh ra” trong “Tử Cấm Thành”.
Không những trải nghiệm văn hóa, lịch sử vật chất, xa hoa triều Nguyễn, bảo tàng còn hé lộ những câu chuyện thâm cung thú vị.
Quý khách sẽ được chụp ảnh miễn phí trên ngai vàng của vua, kiệu hoàng hậu, xe kéo hoàng hậu Nam Phương với mão, áo đại triều phục của vua và hoàng hậu tất cả đều được làm với phiên bản với tỷ lệ kích cỡ màu sắc 1/1 so với bản gốc.
Đặc biệt, các cặp đôi mới cưới còn có thể tới xe kéo hậu để chụp cùng nhau những tấm hình cưới mang vẻ quyền lực như một ông vua và hoàng hậu.
Thiết kế & kiến trúc
Bảo tàng cổ vật Hoàng cung triều Nguyễn (thuộc Hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng) là địa chỉ thứ 2 sau Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (miền Trung Việt Nam). Quý khách vẫn trải nghiệm được không gian cung đình hoài cổ với những hiện vật gốc tại trung tâm đắc địa của TP.HCM mà không phải đi xa hàng ngàn kilomet. Quí khách sẽ được hồi tưởng, nội tâm dẫn dắt cảm xúc khi quay ngược thời gian để như sống lại trong cung điện triều Nguyễn với ngữ cảnh với các hiện vật, vật dụng – trang phục, nghệ thuật, thú vui xa hoa, mỹ lệ trong cung đình cùng các chất liệu ngọc, ngà, vàng, bạc, sứ, lụa là, gấm vóc và nội thất dát vàng…
giới thiệu về bảo tàng 54 dân tộc
Tuy cùng cội nguồn dải đất hình chữ S, dưới một màu cờ sắc áo, một tiếng nói chung, dưới một mái nhà Việt Nam nhưng trong nền văn hóa chung ấy, 54 dân tộc Việt Nam còn có những sắc thái riêng, cũng như cá tính, bản sắc, tiếng nói, tín ngưỡng, tập quán, sinh hoạt nhà ở, lễ hội, ẩm thực riêng – 54 bộ trang sức là 54 đại diện cho tinh hoa riêng dẫn dắt người xem, được cảm nhận trực giác, đặc trưng, di sản, đặc sản, văn hóa vùng miền. Hay nói cách khác là 54 giai thoại chứa đựng, tàng ẩn những câu chuyện, minh chứng sống động về “gu” cá tính, cũng như quan niệm, tư duy thẩm mỹ riêng, có dân tộc thì thiên vị về sự trau chuốt, cầu kỳ, khéo tay, tả thực, có những dân tộc thiên vị về sự mộc mạc, ẩn dụ, trầm ngâm, huyền bí, cách điệu từ cảm hứng của núi rừng đại ngàn cao nguyên.
Vì thế Bảo tàng cổ vật Trang sức 54 dân tộc Việt Nam ra đời với 54 bộ sưu tập trang sức hiện vật gốc có niên đại từ 2.500 năm trước đến thế kỷ 20, với các chất liệu như: vàng, bạc, ngọc bích, ngọc cẩm thạch, ngọc trai, mã não, lưu ly, hổ phách, ngà voi, pha lê, xà cừ, đồi mồi, nhôm, đồng có niên đại 2500 năm trước đến thế kỉ XX nhằm giới thiệu, phản chiếu 54 mảnh ghép, đan xen sống động, mỹ lệ, cá tính, nhiều cung bậc thăng hoa cảm xúc của bức tranh đa sắc đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Bên cạnh mục tiêu đóng góp làm phong phú sản phẩm du lịch văn hóa với “khẩu vị lạ” quan trọng hơn thế là việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị, di sản, tinh hoa dân tộc nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của di sản dân tộc trong bối cảnh hội nhập, hòa tan, xâm lấn văn hóa.
Thiết kế & kiến trúc
Trưng bày theo đặc trưng văn hóa vùng miền của từng dân tộc và sắc thái cá tính của từng dân tộc.
Khu vực chụp ảnh miễn phí
BẢO TÀNG CỔ VẬT HOÀNG CUNG TRIỀU NGUYỄN
BẢO TÀNG CỔ VẬT TRANG SỨC 54 DÂN TỘC VIÊT NAM
Chụp ảnh miễn phí trên ngai vàng của vua, kiệu hoàng hậu, xe kéo hoàng hậu Nam Phương với mão, áo đại triều phục của vua và hoàng hậu, và trang phục của các dân tộc tất cả đều được làm với phiên bản với tỷ lệ kích cỡ màu sắc 1/1 so với bản gốc.