Vua Kiến Phúc tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là vị hoàng đế thứ bảy của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đòi. Ông dùng niên hiệu là Kiến Phúc
Vì bác ruột – vua Tự Đức không thể có con, nên đã nhận ba người cháu làm con nuôi: Nguyễn Phúc Ưng Ái (sau là vua Dục Đức); Ưng Kỳ (sau là vua Đồng Khánh); Nguyễn Phúc Đăng Ung (sau này là vua Kiến Phúc).Trong số ba người con nuôi, vua Tự Đức yêu mến Ưng Đăng nhất.
Sau khi phế truất và giết chết vua Hiệp Hòa, hai đại thần là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết họp các quan đại thần, tôn lập Ứng Đăng lên ngôi. Ông từ chói rằng: “Ta còn non trẻ, sợ không kham nói công việc.” Hai người lại tâu rằng: Đó là ý của Tiên đề, nay là mệnh trời, xin nghĩ lấy tôn miều xã tắc làm trọng.
Rốt cục ông bị bắt phải nhận lời. Ngày 2 tháng 12 năm 1883, vua mặc áo thêu con măng đến điện Cân Chính, lạy nhận tỷ ngọc ấn vàng truyền quốc. Vì khi đó mũ cửu long, áo bào vàng và đại ngọc chế chưa xong, đến nỗi không mặc áo bào, tấn tôn đã 3 ngày rồi cũng vẫn mặc áo thêu con măng, và lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Khi ấy, ông mới 15 tuổi, và mọi việc trong triều đều do hai quan Phụ chính quyết định.Vua Kiến Phúc mất vào ngày 10 tháng 6 (âm lịch) năm Giáp Thân (31 tháng 7 năm 1884), hưởng dương 15 tuổi.
Còn có một số giả thuyết như sau: Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường giết vua Kiến Phúc, tôn một vị vua nhỏ tuổi hơn để dễ việc nắm trọn quyền bính.
Vua Thành Thái (1889-1907), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Do chống Pháp nên ông cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.
Thuở nhỏ ông là con thứ 7 của vua Dục Đức. Ông lên ngôi ngày 2 tháng 2 năm 1889, Bửu Lân lên ngôi tại điện Thái Hòa lấy hiệu là Thành Thái, khi đó Bửu Lân mới 10 tuổi. Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt. Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua nhưng vì còn bé nên ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm.
Tinh thần chống Pháp: Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu nịnh. Dưới triều ông cũng còn có những cuộc vận động chống Pháp. Vua Thành Thái còn bí mật lập các đội nữ bình để che mắt Pháp. Một số tài liệu ghi rằng vua đã chiêu nạp được 4 đội, mỗi đội 50 người, đội trước huấn luyện xong thì trở về gia đình và nạp đội mới, khi có thời cơ sẽ cùng nổi dậy chống Pháp. Nhưng sự việc cuối cùng bị lộ khi Thượng thư bộ Lại Trương Như Cương và Cơ mật viện báo cho Khâm sứ Pháp Levécque, sau đó ông bị ép thoái vị.
Lưu đày: Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Chính phủ Bảo hộ đưa Thành Thái ngự vào Sài Gòn, xin bàn định cách xưng hô. Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Bạch Dinh, Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến năm 1916 ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.
Vua Thành Thái có nhiều con trai, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng người Pháp sợ một vị vua trưởng thành khó sai khiến nên họ muốn tìm chọn một người nhỏ tuổi. Khi Khâm sứ Fernand Ernest Lévecque cầm danh sách các hoàng tử con vua Thành Thái vào hoàng cung chọn vua, lúc điểm danh thì thiếu mất Vĩnh San. Triều đình cho người đi tìm thì thấy Vĩnh San đang trốn dưới gầm giường, mặt mày lem luốc. Khi tra hỏi thì Vĩnh San nói: “Ta đang tìm con dế vừa mới xổng”. Vì sợ bị quở phạt, người lính đi tìm Vĩnh San không đưa ông đi tắm rửa mà đưa thẳng ra trình diện quan Pháp. Người Pháp trông thấy đồng ý ngay vì họ thấy Vĩnh San có vẻ nhút nhát và dễ bề thao túng.
Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, lúc ở châu Âu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân dự định khởi nghĩa. Tuy nhiên, dự định bại lộ và Duy Tân bị bắt.
Khâm sứ tại Huế Charles và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý:
“Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp.” Pháp bắt triều đình Huế phải xử tội ông, vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.