Vua Thành Thái (1889 – 1907)
Vua Thành Thái (1889-1907), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Do chống Pháp nên ông cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.
Thuở nhỏ ông là con thứ 7 của vua Dục Đức. Ông lên ngôi ngày 2 tháng 2 năm 1889, Bửu Lân lên ngôi tại điện Thái Hòa lấy hiệu là Thành Thái, khi đó Bửu Lân mới 10 tuổi. Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt. Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua nhưng vì còn bé nên ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm.
Tinh thần chống Pháp: Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu nịnh. Dưới triều ông cũng còn có những cuộc vận động chống Pháp. Vua Thành Thái còn bí mật lập các đội nữ bình để che mắt Pháp. Một số tài liệu ghi rằng vua đã chiêu nạp được 4 đội, mỗi đội 50 người, đội trước huấn luyện xong thì trở về gia đình và nạp đội mới, khi có thời cơ sẽ cùng nổi dậy chống Pháp. Nhưng sự việc cuối cùng bị lộ khi Thượng thư bộ Lại Trương Như Cương và Cơ mật viện báo cho Khâm sứ Pháp Levécque, sau đó ông bị ép thoái vị.
Lưu đày: Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Chính phủ Bảo hộ đưa Thành Thái ngự vào Sài Gòn, xin bàn định cách xưng hô. Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Bạch Dinh, Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến năm 1916 ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.