Gia Long (1802-1820), tên húy là Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi là Nguyễn Ánh, là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông làm lễ đăng cơ năm Gia Long thứ 5 (1806) tại điện Thái Hòa. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ . Trong suốt thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Gia Long, nên thường được gọi là Gia Long Đế.
Nậm đựng rượu.
Sản xuất bởi các lò gốm Bát Tràng, Hà Nội, Việt Nam giai đoạn thế kỷ 18-19.
Ống đựng bút.
Chất liệu: Đồi mồi
Gậy như ý.
Chất liệu: Đồi mồi
Ngọc phả.
Quyển gia phả của chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) hiệu: “Hoàng Triều Ngọc Phổ” bằng giấy Long Đằng, chép tay năm Cảnh Hưng thứ 22 (1761- Hậu Lê) ghi chép nguồn gốc họ Nguyễn. Ghi chép từ thời Đinh có Nguyễn Bặc – hiệu Đinh Quốc Công – là khai quốc công thần nhà Đinh (924-979) đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765).
Trong 25 năm trời, đánh nhau với Tây Sơn, trải qua bao nhiêu lần hoạn nạn, không bao giờ ngã lòng. Ông còn biết đến là ông vua tiết kiệm và rất có hiếu với cha mẹ. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà. Làm cho nước Việt Nam lúc bấy giờ thành một nước cường đại trong khu vực. Nguyễn Ánh là vị vua có công khi thống nhất Việt Nam sau gần 300 năm chia cắt và chiến tranh kể từ thời Nam Bắc triều tới hết thời Tây Sơn (1533-1802).
Dĩa triều Gia Long.
Đáy có vẽ chữ “ Giáp Tý niên chế” 1804. Hoa văn chim phượng
Đồ sứ châu Âu được nhập khẩu thời vua Gia Long (1802-1820)
“Dĩa sứ” Quà tặng do sứ đoàn bộ ngoại giao Bồ Đào Nha tặng vua Gia Long nhân chuyến viếng thăm Việt Nam.
Có ghi ở sau dĩa:
Dòng chữ Bồ Đào Nha trên cùng, tạm dịch: quà tặng của sứ đoàn bộ ngoại giao Bồ Đào Nha đến An Nam quốc vương (vua Gia Long 1802-1820).
Dòng chữ ở dưới: viết bằng chữ Hán – hai chữ, tạm dịch “trường thọ (sống lâu)” khoảng năm 1805.
“Đại Nam Thực Lục” (Viện Sử Học) – quyển 28.
“Đại Nam Thực Lục” (Viện Sử Học) – quyển 29.