Bộ đồ thờ cúng Cung đình thời Thiệu Trị.
1. Đỉnh đốt trầm – Chất liệu: đồng.
2. Lư hương – Chất liệu: đồng – Đúc ba chữ “Vạn Tuế Lạc”.
3. Bàn chính – Được điêu khắc rồng năm móng (biểu tượng của hoàng đế) và các đồ dùng.
4. Ngai vị thờ.
5. Cặp chân đèn làm bằng gỗ thếp vàng 24k.
Lệ Thếp Vàng (Quy định thếp vàng)
Theo quyển 247 – Bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Viện Sử Học), Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) quy định:
Sau khi được Vua cho lệnh, quan Thái Giám chuyển lệnh đến các Nha giao làm. Các ty và thơ tính toán lượng vàng cần giác là bao nhiêu và được ứng lượng vàng, đem về Nha làm. Khi làm xong, thực chi bao nhiêu sẽ ghi sổ nội tạo, giám sát, làm sổ chi tiết chuyển sổ Vũ khố lưu lại. Năm Thiệu Trị thứ 4 lại quy định: Từ nay thếp vàng, Sở Vũ Khố phải lập hội đồng cho 4 Nha. Nếu ở Sở Nội Tạo thì lập hội đồng 4 Nha phải đến tận xưởng sản xuất giám sát. Nếu làm công trình lớn phải cho Ty đem thợ đến tận nơi mà làm.
Rồi có lệnh Bộ Hộ (tương đương Bộ Tài Chính hiện nay) và Bộ Công (tương đương Bộ Xây Dựng) lập hội đồng tính toán xem chi phí hết bao nhiêu lá vàng và được ứng trước lượng vàng hội đồng đã thông qua.
Khi sản xuất công trình xong, cứ theo quy trình, quy định trên mà lập sổ báo cáo. Vài nhận xét: Triều Nguyễn giai đoạn thế kỷ XIX sử dụng nhiều vàng giác vào nội thất, vật dụng, thật là xa hoa, xa xỉ. Nhưng cũng cho
thấy việc quản trị quản lý khá chuyên nghiệp và chặt chẽ về thất thoát của công.