GÀ VOI
Hình tượng voi đã xuất hiện trong văn hóa Việt Nam từ 2-3 ngàn năm trước, được thể hiện trên trống đồng Đông Sơn. Trong thời đại nhà Lý (1009-1225 CN), hình ảnh voi xuất hiện nhiều trên các sản phẩm gốm.
Đến triều Nguyễn, voi được biên chế vào binh chủng của hoàng gia, có thể so sánh với vai trò của xe tăng và thiết giáp ngày nay.
Chính vì thế, triều đình Nguyễn đã ban hành chỉ dụ về việc bảo tồn voi. Ngà voi chỉ được khai thác từ những con voi đã chết do tuổi thọ, hy sinh trên chiến trường, rụng ngà tự nhiên hoặc từ ngà voi được tặng và tiến cống bởi các nước lân cận.
Điều này nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Chỉ có hoàng gia mới có quyền độc quyền khai thác ngà voi. Việc săn bắn voi sẽ bị xử phạt rất nặng.
Chính vì sự quý hiếm như vậy, ngà voi được coi là tương đương với vàng trong thời Nguyễn.
Ngoài việc chế tác thành đồ trang sức và đồ dùng xa xỉ, ngà voi còn được sử dụng để chế tác ấn triện – quốc bảo như ấn của vua Tự Đức (1867-1883).
Ngà voi cũng được dùng để chế tác thẻ bài thông hành ra vào cung điện dành cho các vương tôn công tử và đại quan.