Chế tác ngọc thời Nguyễn (1802 – 1945)

Chất liệu: Ngọc bích – cẩm thạch.
1: Văn phòng tứ bảo – đồ dùng văn phòng (1802-1945).
2: Bộ uống rượu (1802-1945).
3: Bộ uống sâm (1802-1945).
4: Bộ ẩm thực (1802-1945).
5: Bình đựng rượu (1802-1945).
6: Ly đựng nước (1802-1945).

00:00
00:00

NGỌC

Theo quan niệm cổ xưa ở phương Đông, ngọc là báu vật được kết tinh từ nhật nguyệt, càn khôn (trời đất, mặt trời, mặt trăng) và vũ trụ, biểu trưng cho sự tôn quý, quyền lực và đẳng cấp cao trong xã hội.

Ngọc không chỉ quý hiếm mà việc chế tác ngọc cũng rất khó khăn so với các vật liệu khác do độ cứng cao và tính giòn của nó. Các nghệ nhân chế tác ngọc cần có kinh nghiệm, tay nghề điêu luyện, sự kiên nhẫn và công sức để tạo ra sản phẩm hoàn hảo.

Ngoài vẻ đẹp hút hồn, lung linh và quý phái, người phương tr Đông còn có quan niệm mang tính huyền bí rằng ngọc de mang lại may mắn, vượng khí phong thủy và tốt cho sức Ja khỏe.

Thông qua quá trình giao thương, trao đổi và tặng quà ngoại giao với các nước, ngọc đã được du nhập vào Việt Nam qua các triều đại, đặc biệt là triều Nguyễn.

Chính vì vậy, ngọc được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong hoàng gia triều Nguyễn, không chỉ dùng để chế tác trang sức và vật dụng xa xỉ mà còn được dùng để làm ấn quốc ngọc bảo tỷ truyền quốc. Ngọc là trọng khí quốc gia, biểu trưng cho quyền lực tối cao và được sử dụng trong các đại lễ tế để kết nối giữa trời, đất và con người.