Ẩm thực cung đình – TK XIX

Theo quyển “An Nam Phong Tục Sách” của Đoàn Triển (1854-1919), tiệc cung đình được chia thành ba hạng:
Tiệc hàng nhất: gồm 12 chén, bát và 12 dĩa.
Tiệc hạng nhì: gồm 8 chén, bát và 8 dĩa.
Tiệc hạng ba: gồm 6 hoặc 4 bát, chén và dĩa.
Số lượng bàn trong mỗi loại tiệc tùy thuộc vào số lượng khách mời. Thức ăn đa dạng, bao gồm gà, vịt, trâu, bò, hải sản, bóng cá, vây cá, nhưng thịt heo và xôi gạo nếp là hai món không thể thiếu. Ngoài ra còn có các món khô như giò, nem, bánh kẹo và trái cây. Thức ăn được bày trên mâm đồng và dọn lên chiếu để thực khách thưởng thức. Rượu là thứ đồ uống phải có đầy đủ và thoải mái trong tiệc.
Theo thông lệ, sau khi tiệc kết thúc, mỗi khách được tặng một phần món khô để mang về. Tục ngữ có câu “thực cụ, thụ phần”, nghĩa là “ăn cỗ lấy phần”. Nếu khách quên lấy phần, chủ nhà phải đem đến tận nhà trao tặng.
Tác giả Đoàn Triển nhận xét rằng giá trị của phần quà tặng khách tương đương với một phần ăn của khách. Ông cho rằng chỉ cần ăn uống no say là đủ, nên bỏ tục lệ đem phần ăn về vì tốn kém.

00:00
00:00

ẨM THỰC CUNG ĐÌNH – TK XIX

Theo quyển “An Nam Phong Tục Sách” của Đoàn Triển (1854-1919), tiệc cung đình được chia thành ba hạng:

Tiệc hàng nhất: gồm 12 chén, bát và 12 dĩa.

Tiệc hạng nhì: gồm 8 chén, bát và 8 dĩa.

Tiệc hạng ba: gồm 6 hoặc 4 bát, chén và dĩa.

Số lượng bàn trong mỗi loại tiệc tùy thuộc vào số lượng khách mời. Thức ăn đa dạng, bao gồm gà, vịt, trâu, bò, hải sản, bóng cá, vây cá, nhưng thịt heo và xôi gạo nếp là hai món không thể thiếu. Ngoài ra còn có các món khô như giò, nem, bánh kẹo và trái cây. Thức ăn được bày trên mâm đồng và dọn lên chiếu để thực khách thưởng thức. Rượu là thứ đồ uống phải có đầy đủ và thoải mái trong tiệc.

Theo thông lệ, sau khi tiệc kết thúc, mỗi khách được tặng một phần món khô để mang về. Tục ngữ có câu “thực cụ, thụ phần”, nghĩa là “ăn cỗ lấy phần”. Nếu khách quên lấy phần, chủ nhà phải đem đến tận nhà trao tặng.

Tác giả Đoàn Triển nhận xét rằng giá trị của phần quà tặng khách tương đương với một phần ăn của khách. Ông cho rằng chỉ cần ăn uống no say là đủ, nên bỏ tục lệ đem phần ăn về vì tốn kém.