Thú vui cung đình

1. Hộp đựng trầu cau.
2. Ống nhổ.
3. Hộp đựng thuốc sợi.
4. Đựng phụ kiện.
5. Bình đựng vôi cá nhân
6. Cây bôi vôi (cán dát vàng)
7. Dao cắt quả cau (cán dát vàng).

00:00
00:00

Đầu Hồ Triều Tự Đức (1847-1883)

Đầu hồ là môn chơi dành riêng cho quý tông nhà vua, vương giả, đại thần trong cung điện triều Nguyễn. Đây là trò chơi phổ biến ở các nước Đông Á (Trung Hoa, Hàn Quốc,Nhật Bản, và Việt Nam) thời phong kiến, trong đó người chơi sẽ ném phi tiêu lọt vào miệng bình. Theo từ ngữ, “đầu” nghĩa là ném, còn “hồ” là cái bình.

Tại Việt Nam, trò chơi này được ghi chép rõ ràng vào thời nhà Nguyễn. Hoàng đế Tự Đức là người yêu thích và chơi giỏi nhất môn thể thao cung đình này. Người thứ hai là vua Bảo Đại, mặc dù ngài cũng rất thích các trò chơi Tây phương như bắn cung, tennis, cầu lông.

 

Đổ Xăm Hường

Đây là môn giải trí chủ yếu dành cho quý bà trong cung điện triều Tự Đức (1847-1883) nhưng sau đó đã lan rộng đến các tầng lớp khác của xã hội. Chất liệu ngà voi.

Cách chơi tóm tắt: Bộ xăm hường gồm 63 thẻ, chia thành 6 loại. Loại có giá trị thấp nhất là thẻ tú tài, tương đương 1 điểm; loại có giá trị cao nhất là thẻ Trạng nguyên, tương đương 32 điểm. Bất kể đơn vị nhỏ hay lớn, mỗi loại thẻ đều được tổng hợp thành 32 điểm gọi là 1 Trạng. Người chơi sử dụng 6 hột xúc xắc (tào cáo), đổ chúng (năm thả) vào tô sứ để xem kết quả sẽ bắt được những loại thẻ nào.

Đổ xăm hường không chỉ là trò chơi giải trí mà còn nhằm phổ cập ý thức khoa bảng, khuyến khích việc học hành trong giới thượng lưu xã hội. Các học vị như tú tài, cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên tương ứng với số điểm quy định từ thấp đến cao.

CỜ TƯỚNG

Cờ tướng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đây là loại cờ phổ biến ở các nước như Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cau, Đài Loan, Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Có giả thuyết khác cho rằng, sự phát triển của cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Loại cờ hiện đại có từ khoảng thế kỷ VII ở Trung Quốc.

MẠT CHƯỢC

Mạt chược là một từ Hán Việt kép, nghĩa là con chim sẻ vừng. Trong bài mạt chược thì ký hiệu con chim sẻ là con bài thứ nhất của bộ bài, tức là con Nhất Sách.

Mạt chược bao gồm:

  • Bàn chơi mạt chược
  • Các quân bài mạt chược gồm:
    • Bộ bài nạc: chia nhỏ ra ba loại là sách, vạn, văn
    • Bộ tài phao: còn gọi là gió, gồm 7 loại, mỗi loại 4 quân, tổng cộng 28 quân
    • Bộ bốn mùa: gồm các loại là Xuân, Hạ, Thu, Đông
    • Bộ khung: đại diện, thay thế cho những quân bài khác, gồm hai loại khung và khung đỏ

VĂN PHÒNG TỨ BẢO

“Tứ bảo văn phòng” là thuật ngữ nói chung cho bút, nghiên (phiến đá để mài mực), giấy, mực (dầu thực vật và nhựa thông)  và các phụ kiện văn phòng từ thời cổ đại cho đến cuối kỳ phong kiến. Với đối tượng sử dụng hạn chế trong phạm vi hẹp giai tầng xã hội phong kiến như: giới cai trị, trí thức, nhân sĩ học giả là đối tượng sử dụng chính, không phổ biến như xã hội hiện đại.