Tổng quan triều Nguyễn

TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN(1802-1945)
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng tồn tại trong 143 năm.
TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN ĐƯỢC CHIA LÀM HAI GIAI ĐOẠN CƠ BẢN:
Giai đoạn tự chủ (1802 – 1884):
Từ năm 1802 đến 1884, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền tự chủ quản lý đất nước, trải qua 4 đời vua: Gia Long, MinhMạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Từ thập niên 1850, một số trí thức Việt Nam nhận thấy sự trì trệ, lạc hậu của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây đểphát triển công nghiệp, thương mại, cải cách quân sự và ngoại giao. Tuy nhiên, họ chỉ chiếm thiểu số, trong khi đa số quanchức triều Nguyễn và giới sĩ phu chưa ý thức được tầm quan trọng của việc cải cách và mở cửa đất nước. Dù vua Tự Đứcđã quyết tâm thực hiện, tuy nhiên sự lưỡng lự kéo dài và đã quá muộn. Nước Đại Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu về mọi mặt so với các nước phương Tây, đáng kể nhất là vũ khí nghèo nàn, ít, lỗi thời nên dễ dàng bị thực dân châu Âu xâm chiếm. Giai đoạn bị đô hộ (1884 – 1945):Từ năm 1884 đến 1945, Đại Nam bị Pháp xâm lược và đô hộ, bắt đầu từ khi quân Pháp đánh cảng Đà Nẵng (1858).
TỔ CHỨC BỘ MÁY
Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương
Dưới vua gồm có Tứ trụ triều đình (4 Đại Học Sĩ) tham mưu và các Viện, các Ti Cục. Quan lại được chia làm 9 hàm bậc,cao nhất là Nhất phẩm và biên chế rõ hàm bậc nào, các chức vụ gì.“Đại Nam Thực Lục” (Viện Sử Học) – quyển 7.“Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ” (Viện Sử Học) – quyển 137.
Sáu bộ, mỗi bộ do một quan Thượng thư (Bộ trưởng) đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước. Sáu bộ bao gồm: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ Công. Ngoài 6 Bộ, còn có Đô sát viện (tức Ngự sử đài, gồm 6 khoa) cùng với một số Ti và Cục khác.
Quân đội: Quân chính quy có 14 vạn người, đóng tại kinh thành và những nơi xung yếu. Quân đội được tổ chức thành 4 binh chủng: bộ binh, tượng binh, thủy binh và pháo binh.
Quốc hiệu: Triều Gia Long – quốc hiệu Việt Nam – Gia Long 1813 đổi thành Đại Việt. Triều Minh Mạng – quốc hiệu Đại Nam. Triều Bảo Đại đổi lại thành Việt Nam.
Luật pháp: Năm 1811, theo lệnh của vua Gia Long, Tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành đã chủ trì biên soạn một bộ luật mới và đến năm 1815 thì được vua ban hành với tên Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là luật Gia Long. Bộ luật Gia Long gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách.
Ngoại giao: Cũng như các triều đại trước, nước đầu tiên mà Gia Long tiến hành ngoại giao là Trung Quốc. Ngoài ra, nhà Nguyễn còn qua lại với Xiêm La (Thái Lan), Ai Lao (Lào), Cao Miên (Campuchia) và phương Tây.
Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn tập trung cho xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước. Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông coi các ngành thủ công, trong đó có Ti Vũ Khố Chế Tạo quản lý nhiều ngành ngành thủ công khác nhau gồm 57 cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng bạc, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện đồng,…Ti Thuyền chịu trách nhiệm về các loại thuyền công và thuyền chiến, gồm 235 sở trên toàn quốc.
VĂN HÓA GIÁO DỤC:
Giáo dục: Nhà Nguyễn rất đề cao Nho học và cho lập Văn Miếu ở các doanh. Triều đình tổ chức thi Hương 3 năm một lần để chọn ra cử nhân và tú tài. Năm sau đó, kỳ thi Hội được tổ chức tại Kinh đô. Những thí sinh xuất sắc nhất trong kỳ thi Hội sẽ được tiếp tục dự thi Đình tại hoàng cung để lấy cấp các bậc Tiến sĩ.
Kiến trúc: Nhà Nguyễn là triều đại có nhiều đóng góp trong lịch sử Việt Nam với lối kiến trúc khác biệt, có sắc thái riêng, đặc biệt là một kho tàng kiến trúc đồ sộ, mà tiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều công trình quân sự khác.
Di sản: Thời kỳ nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa cho dân tộc Việt Nam, một số đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, di sản văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc cung đình Huế và Di sản tư liệu thế giới như Mộc bản triều Nguyễn.
Các vua nhà Nguyễn: Gia Long (1802-1820) – Minh Mạng (1820-1841) – Thiệu Trị (1841-1847) – Tự Đức (1847-1883) – Dục Đức (1883) – Hiệp Hòa (1883) – Kiến Phúc (1883-1884) – Hàm Nghi (1884-1885) – Đồng Khánh (1885-1889) – Thành Thái (1889-1907) – Duy Tân (1907-1916) – Khải Định (1916-1925) – Bảo Đại (1925-1945).
2 TỔNG QUAN TRIỀU NGUYỄN Tầng 9(1802-1945)

00:00
00:00

Người Hoa là cộng đồng dĩ cư từ Trung Quốc đến nhiều quốc gia trên the giới qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hiện nay, ở các nước trên thể giới, cỏ khoảng 60 triệu người Hoa sinh sống, trong đó đông nhất là khu vực Đông Nam Á, với 40 triệu người. Ở Việt Nam, người Hoa có quá trình sinh sống lâu dài, hội nhập và trở thành một bộ phận trong cộng đồng 54dân tộc, với nhiều đóng góp trong sự phát triến cũa đất nước qua các giai đoạn lịch sử. Người Hoa là cộng đồng dân tộc đặc thù, có những đặc trưng riêng, khác biệt với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, như: cư trú chủ yếu ở các vùng đô thị, ven trục giao thông thủy, bộ, thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh thưong mại; có trình độ phát triển cao nhất trong các dân tộc thiểu số; có vai trò, ảnh hưởng khá rỗ nét đối với kinh te – xã hội Việt Nam; có môi quan hệ cộng đồng gắn kết không chỉ với bên trong, mà còn quan hệ rộng rãi với cộng đồng người Hoa ở khu vực và trên thế giới, nhất là với Đài Loan, Trung Quốc.

Với tưcách là dân tộc đặc thù, trong quá trình thực hiện chính sách, ngoài những chính sách chung, Đảng và Nhà nước còn ban hành một số chính sách riêng đối với người Hoa, như: Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới; Chì thị số 501/CT-TTg ngày 03/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về một so chính sách đổi với người Hoa. Trong các văn bản quan trọng này, Đảng và Nhà nước khẳng định: “Người Hoa là công dân Việt Nam, là một thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghía Việt Nam, thực hiện mọi chể độ, chính sách chung của Đảng và Nhà nước như tất cả các dân tộc khác”.