DANH TƯỚNG KHAI QUỐC CÔNG THẦN NGUYỄN VĂN THÀNH
Người viết bộ luật đầu tiên của quốc hiệu Việt Nam
Năm 1810 ông được triệu hồi về kinh tiếp lãnh ấn Trung quân, rồi được giao chức Tổng Tài, phụ trách soạn thảo bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là luật Gia Long, hiện đang trưng bày bản gốc tại đây). Thời gian soạn bộ luật từ tháng 2 năm 1811 đến tháng 8 năm 1812 hoàn tất, bao gồm 398 điều được khắc in phát hành 1812 đến 1815.
Đặc điểm nổi bật đáng kể về tính nhân đạo so với bộ luật của các triều đại trước đó là bỏ hoàn toàn các luật hình như Tru di tam tộc (Đem ra truy sát, giết sạch cả ba họ của can phạm gồm họ cha, họ mẹ, và họ vợ), Lăng Trì (Giết can phạm bằng cách cắt chân, cắt tay, tùng xẻo từng miếng thịt trên cơ thể cho chết dần) và 1 số hình thức xử tử man rợ khác. Theo các nhà sử học hiện đại thì bộ luật Gia Long là văn bản pháp luật quan trọng nhất, là bộ luật đầu tiên của quốc hiệu Việt Nam, và hơn nữa bộ luật này là một di sản pháp lý đầu tiên của Việt Nam đầu thế kỉ XIX.