DANH TƯỚNG KHAI QUỐC CÔNG THẦN NGUYỄN VĂN THÀNH (1758-1817)
Vụ án oan nghiệt
Vụ án oan cho ngài Nguyễn Văn Thành và con trai trưởng là cử nhân Nguyễn Văn Thuyên phải chết oan từ một bài thơ. Ngoài các nguồn cơn nguyên nhân khác thì đỉnh điểm là bài thơ con trai trưởng của ngài, đồng thời là phò mã (con rể) của vua Gia Long.
Bấy giờ lại nghe nói trong cao hứng với bạn thơ, hay chữ, ông Thuyên đã sáng tác bài thơ tặng bạn, tạm dịch nghĩa là:Ái-châu nghe nói lắm người hay – Ao ước cầu hiền đã bấy nay – Ngọc phác Kinh-Sơn tài sẵn đó – Ngựa Kỳ Ký-bắc biết lâu thay – Mùi
hương hang tối xa nghìn dặm – Tiếng phượng gò cao suốt chín mây – Sơn tể phen này dù gặp gỡ – Giúp nhau xoay-đổi hội cơ này. Chốn quan trường thời phong kiến nhiều hiểm ác, tranh đấu, chức tước thế lực. Bọn gian thần Thương Văn Hiệu và Nguyễn Văn Nhân lợi dụng hai câu thơ cuối mang tính “nhạy cảm” mà sàm tấu, thêu dệt, tố giác rằng con ngài có ý đại nghịch bất đạo, muốn truất ngôi vua.
Sau khi triều đình “điều tra” vua giận nói rằng “Nguyễn Văn Thành chức vụ cao nhất trong hàng bầy tôi (bộ máy quan lại), có con đỗ Hương Cống mà lại đi kết bè đảng, dòm ngó ngôi vua” và tống giam hai cha con ngài vào nhà giam Quân Thị Trung (Đại Nam Thực Lục, Viện Sử Học, quyển 3).
ĐƯỢC GIẢI OAN SAU CHẾT: Năm Tự Đức thứ 21 (1868), sau khi điều tra, truy xét từ các Đại thần, Vua Tự Đức đã ban chiếu thư giải oan, truy xét công trạng và phục hồi tấn phong các danh hiệu chức tước như cũ cho ông Nguyễn Văn Thành (vua Tự Đức 1887–1883).